Cách sử dụng hàm Sumif từ A-Z

Hàm SUMIF là một trong những hàm tính toán thông dụng và phổ biến, cơ bản trong excel. Vậy bạn đã thực sự biết cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel chưa? Bài viết dưới đây Cộng đồng sinh viên TPHCM sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đúng nhất với hàm SUMIF.

1. SUMIF là hàm gì?

Sumif là một trong những hàm được sử dụng phổ biến trong Excel. Được giới thiệu lần đầu vào năm 2007, hàm SUMIF là hàm tính tổng các giá trị trong một phạm vi thỏa mãn điều kiện cho trước.

Xem thêm: Học Tin Học Văn Phòng Ở Đâu Tốt?

2. Cách dùng hàm SUMIF trong excel – Tính tổng có điều kiện

Để tính tổng có điều kiện trong excel, ta sử dụng hàm SUMIF như sau:

2.1 Cú pháp hàm SUMIF

Công thức hàm SUMIF:

Công thức hàm Sumif

=SUMIF(range; criteria; [sum_range])

Trong đó, hàm SUMIF gồm các tham số sau đây:

  • Range: là vùng được lựa chọn có các ô điều kiện (cột chứa các ô điều kiện).
  • Criteria: Là điều kiện tính tổng để thực hiện hàm này
  • Sum_range: Vùng cần tính tổng.

2.2 Cách sử dụng hàm Sumif nhiều điều kiện

Công thức hàm SUMIF nhiều điều kiện:

=SUMIFS(sum_range; criteria_range; criteria;…)

Trong đó, hàm SUMIF gồm các tham số sau đây:

  • Sum_range: Phạm vi lựa chọn có các ô cần tính tổng, là một tham số bắt buộc
  • Criteria_range : Là phạm vi được cần được đánh giá về điều kiện.
  • Criteria: Là điều kiện được viết dưới dạng một số, biểu thức, tham chiếu ô

2.3 Cách dùng hàm Sumif kết hợp vlookup

Khi kết hợp hàm SUMIF cùng với Vlookup trên bảng trong excel, ta có thể tìm dữ liệu có điều kiện một cách nhanh chóng và chính xác

Công thức hàm Vlookup:

VLOOKUP(lookup_value; table_array; col_index_num; [range_lookup])

Trong đó:

  • Lookup_value: Đây là giá trị dùng để dò tìm trong cột đầu tiên của bảng
  • Table_array: Bảng giá trị dò được để ở dạng địa chỉ Tuyệt đối.
  • Col_index_num: Chính là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.
  • Range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE: khớp gần đúng, tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE: khớp chính xác, tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối).

Để hiểu kỹ hơn về cách sử dụng hàm Sumif kết hợp Vlookup chúng ta sẽ đến với ví dụ cụ thể ngay sau đây:

Sử dụng hàm Sumif

Ở bảng danh sách trên chúng ta thấy có 3 bảng.

  • Bảng 1: Bao gồm họ và tên nhân viên, mã nhân viên
  • Bảng 2: Bao gồm mã nhân viên và doanh số của các nhân viên đó.
  • Bảng 3: Bao gồm họ và tên nhân viên, doanh số

Đề bài yêu cầu xuất kết quả ra bảng số 3 bao gồm họ tên và doanh số của người đó đạt được. Ngoài ra có thể tra cứu được doanh số của những nhân viên khác khi thay đổi họ tên tương ứng.

Ta sử dụng hàm Sumif kết hợp Vlookup để tính tổng doanh số của nhân viên đó với điều kiện tìm kiếm thỏa mãn các yêu cầu.

(Nếu chỉ sử dụng duy nhất hàm Sumif không thể xuất ra kết quả được vì giá trị doanh số nằm ở cột Mã NV không thuộc bảng 2 và không liên quan gì đến Bảng 1.)

⇒ Do đó cần sử dụng hàm tìm kiếm Vlookup để dò tìm mã số nhân viên tương ứng sau đó kết hợp với hàm Sumif để tính tổng với điều kiện là mã nhân viên thỏa mãn.

Hàm Sumif kết hợp hàm Vlookup

Công thức của bài này là : =SUMIF(E:E; VLOOKUP(H3; B3:C10;2;FALSE);F:F)

Trong đó:

– E:E là vùng được lựa chọn để chứa các ô điều kiện (Tích vào cột E để chọn)

– H3 là giá trị đối chiếu với cột doanh số, là giá trị dò tìm. Tại đây nếu bạn thay đổi tên thì cột doanh số cũng thay đổi theo.

– B3:C10 là thứ tự cột cần lấy dự liệu để dò gì cho giá trị H3

– Số 2 là thứ tự xuất giá trị, hiển thị lên màn hình tùy theo cột cần lấy dữ liệu có mấy cột, vì cột Mã NV ở vị trí thứ 2 nên chúng ta đặt là 2.

– False là phạm vi tìm kiếm tuyệt đối cho kết quả chính xác khi sử dụng hàm Vlookup

2.4 Cách sử dụng hàm sumif giữa 2 sheet

Hàm Sumif cho phép bạn tính toán giữa các sheet với nhau.

Hàm này được sử dụng để tính tổng có điều kiện, dựa trên một điều kiện.

Công thức: =SUMIF (range, điều kiện, [sum_range])

Trong đó:

  • Range: Dải của các ô được đánh giá theo điều kiện mà bạn đưa ra, mang tính bắt buộc.
  • Criteria : Điều kiện cần phải đáp ứng theo đề bài, mang tính bắt buộc
  • Sum_range: Các ô tính tổng nếu thỏa điều kiện hàm, mang tính tùy chọn.

3. Một số lưu ý khi dùng hàm Sumif

  • Khi tham số sum_range bị bỏ qua, tổng sẽ được tính theo tham số Range.
  • Criteria có chứa ký hiệu toán học hay chữ đều phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”.
  • Phạm vi xác định dạng số có thể được cung cấp là số sẽ không phải dùng đến dấu ngoặc.
  • Các ký tự ? và * trong Criteria đều có thể được sử dụng. Dấu ? được dùng phù hợp với các ký tự đơn, dấu * phù hợp với chuỗi ký tự. Hãy gõ dấu ~ trước ký tự nếu bạn muốn tìm dấu sao hoặc dấu hỏi.

2.5. Ví dụ về cách sử dụng hàm Sumif

Yêu cầu: Tính tổng thành tiền của các hóa chất có số lượng > 200.

Bước 1: Gõ vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả : =SUMIF(D2:D10; “>200”; E2:E10) (H1).

Trong đó:

  • D2:D10: Là vùng dữ liệu Số lượng theo yêu cầu đề bài.
  • “>200”: Là điều kiện theo yêu cầu của đề bài (có số lượng > 200).
  • E2:E10: Là vùng dữ liệu thành tiền để lấy kết quả số tiền tính được.

Bước 2: Nhấn phím Enter để hiển thị kết quả trong vùng dữ liệu.

Cách dùng hàm Sumif

Hàm Sumif trong excel
Như vậy, dù ít dù nhiều, thông qua bài viết, Sinh viên TPHCM hy vọng đã giúp bạn hiểu đơn giản về hàm Sumif và cách sử dụng hàm sumif cơ bản và nâng cao khi kết hợp với hàm Vlookup

Xem thêm: Review học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất TPHCM

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *