Chuỗi cung ứng là gì

Trong thương mại, thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” là một thuật ngữ vô cùng phổ biến và quan trọng. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn thuật ngữ này với Logistic.

Qua bài viết này Sinh Viên TPHCM sẽ giúp các bạn làm rõ khái niệm “Chuỗi cung ứng là gì” và những thông tin cơ bản, quan trọng của nó và sự khác biệt giữa “Chuỗi cung ứng” với Logistic, cùng theo dõi nhé.

I. Khái Niệm Chuỗi Cung Ứng Là Gì? Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

1. Chuỗi cung ứng là gì?

Trong thực tế, chúng ta hay được nghe đến chuỗi cung ứng, nhưng trên thực tế có nhiều người không hiểu rõ bản chất của nó là gì. Vì vậy, đầu tiên chúng ta hãy cùng định nghĩa thuật ngữ này trước nhé.

Chuỗi cung ứng có tên tiếng Anh là Supply Chain, nó là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ tay người cung cấp hoặc nhà sản xuất đến với khách hàng (người tiêu dùng).

2. Ví dụ về chuỗi cung ứng

Ta lấy vài ví dụ về chuỗi cung ứng như sau:

*Chuỗi cung ứng của Coca Cola

Chuỗi cung ứng gồm nhiều mắt xích được nối liền với nhau bao gồm:

Ví dụ về chuỗi cung ứng cocacola

Nhà cung cấp: Để sản xuất ra được một sản phẩm sạch, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì khâu chọn lựa nguyên liệu đầu vào là một khâu vô cùng quan trọng. Chúng ta chỉ có quá trình sản xuất đảm bảo khi kiểm soát được nhà cung cấp.

Tổ chức sản xuất: Đây là khâu trung tâm ở chuỗi cung ứng. Khâu tổ chức sản xuất của chuỗi cung ứng công ty Coca Cola Việt Nam được cấu thành từ hai bộ phận:

  • The Coca Cola Company (viết tắt là TCC): bộ phận này chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola đến các nhà máy, đồng thời cũng chịu trách nhiệm mở rộng và quản lý thương hiệu.
  • The Coca Cola Bottler (viết tắt là TCB): đây là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola.

Nhà phân phối và buôn bán: Mắt xích này đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó có nhiệm vụ phân bố sản phẩm đến các đại lý phân phối và buôn bán của Coca Cola với một khối lượng hàng tương đối lớn.

Nhà bán lẻ: Đây là khâu trung gian tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng, cũng thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, tuy nhiên thông qua các kênh bán lẻ như: nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, các quán giải khát, trung tâm thương mại,…

Người tiêu dùng: Đây là khâu quyết định sự thành bại, hay sống còn của một sản phẩm. Coca Cola phục vụ cho hầu hết các lứa tuổi từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, hộ gia đình, cơ quan,…

Logistics ngược: đây là chiến lược bao gồm việc thu hồi bao bì sản phẩm và sản phẩm nhằm mục đích kịp thời sửa chữa, xử lý phù hợp với ý kiến khách hàng.

Thông tin trong chuỗi: được lưu chuyển giữa các thành viên kênh một cách thông suốt, minh bạch, rõ ràng.

*Chuỗi cung ứng của Apple

Chuỗi cung ứng của Apple được đánh giá khá cao trong thị trường quốc tế, nó bao gồm:

Ví dụ về chuỗi cung ứng của Apple

Nghiên cứu và phát triển: Ở khâu này Apple sẽ phát triển các công nghệ mới, đăng ký sở hữu trí tuệ các sáng chế đó hoặc mua lại các doanh nghiệp bên thứ ba.

Thử nghiệm sản phẩm: Trước khi đưa ra thị trường Apple luôn thử nghiệm sản phẩm một cách kĩ càng dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá.

Tiền ra mắt sản phẩm: Khâu này gồm khá nhiều công đoạn gồm: quản lý các vấn đề về dây chuyền sản xuất, cung cấp phần mềm cho sản phẩm mới,…

Ra mắt sản phẩm: Ở khâu này sẽ giải quyết các đơn hàng tồn động và dự báo nhu cầu cho 150 ngày tới.

Cuộc họp tổng quát hàng quý: Khâu này có nhiệm vụ kiểm tra mức tồn kho, điều chỉnh dự báo nhu cầu, kiểm tra tình trạng vòng đời sản phẩm,…

Ví dụ về chuỗi cung ứng Apple

Tìm nhà cung cấp: nội địa và cả nước ngoài như Trung Quốc, châu u, các nước châu Á khác.

– Sản xuất

– Chứa hàng

– Phân phối: đến tất cả các hệ thống bản sỉ, lẻ của các nhà mạng, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng online, cửa hàng Apple.

– Trả hàng: khâu này đảm bảo chính sách bảo hành đổi/trả hàng và chương trình tái chế/ tái sử dụng.

II. Mục Tiêu Của Các Chuỗi Cung Ứng?

Chuỗi cung ứng đem lại sự tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi. Giá trị của một chuỗi cung ứng phải được tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng, với sản phẩm khách hàng nhận được và chi phí của chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

III. Vai Trò Của Chuỗi Cung Ứng?

Chuỗi cung ứng đóng một vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, nó quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp đó.

Để sản phẩm đến được tay người dùng đó là một quá trình dài được diễn ra trong một khoảng thời gian khá lớn, và quá trình đó chính là các thành phần của một chuỗi cung ứng.

Bởi vậy chúng ta có thể khẳng định chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu suất kinh doanh và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có chuỗi cung ứng được xây dựng bài bản, tỉ mỉ, hiệu quả thì doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thịnh vượng còn nếu chuỗi cung ứng sơ sài, kém hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ khó trụ vững trên thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng

»»» Tham khảo: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

IV. Các Thành Phần Cơ Bản Của Chuỗi Cung Ứng

Vậy một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm bao nhiêu thành phần và chúng có nhiệm vụ gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp. Thông thường một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ được cấu tạo bởi các thành phần dưới đây:

Mô hình chuỗi cung ứng

1. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có vai trò cung cấp cho doanh nghiệp các nguyên liệu thô, các nguồn nguyên liệu để tiến hành sản xuất. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng, được các doanh nghiệp chú trọng.

2. Nhà sản xuất

Nhà sản xuất sẽ thực hiện các công việc để chế tạo nguyên liệu thô thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hai thành phần đầu tiên của chuỗi cung ứng có mối quan hệ rất mật thiết, nếu một trong hai gặp sự cố thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

3. Nhà phân phối

Nhà phân phối có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nhà phân phối thường sẽ giao với số lượng lớn. Nên muốn đến tay người tiêu dùng phải thông qua một thành phần trung gian và đại lý bán lẻ.

4. Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ là những cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thi, hay các trung tâm thương mại,… có chức năng bán lẻ đến từng khách hàng.

5. Khách hàng:

Khách hàng cũng là thành phần quan trọng quyết định sự thành bại của sản phẩm cũng như chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

V. Mô Hình Chuỗi Cung Ứng

Nói về mô hình chuỗi cung ứng, chúng ta có khá nhiều mô hình được đề cập đến. Ví dụ như mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng SCOR (Supply – Chain Operations Reference) được công ty tư vấn PRTM phát triển và được xác nhận bởi hội đồng chuỗi cung ứng và nó đã trở thành công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn cho các yếu tố công nghiệp trong quản lý chuỗi cung ứng. Mô hình này tham chiếu quá trình cho quản trị chuỗi cung ứng, trải rộng từ các nhà cung cấp tới khách hàng của khách hàng.

Một ví dụ khác như khung phân loại quá trình (PCF) SM là một mô hình ở cấp độ cao, mô hình quy trình doanh nghiệp trung lập cho phép các tổ chức nhìn thấy quy trình kinh doanh của họ từ các điểm công nghiệp. APQC và các tổ chức thành viên của nó đã phát triển PCF như một tiêu chuẩn mở để tạo điều kiện cải thiện thông qua quản trị quá trình và điểm chuẩn, bất kể ngành công nghiệp, kích cỡ, hoặc địa lý.

VI. Phân Biệt Logistics Và Chuỗi Cung Ứng

Rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa Logistics và chuỗi cung ứng, bởi vì trong một số trường hợp hai khái niệm này được dùng tương đương và thay thế lẫn nhau. Nhưng thực chất hai khái niệm này không giống nhau. Trước tiên chúng ta so sánh sự khác biệt của nó ở định nghĩa.

– Logistics là cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực và vật tư để hỗ trợ, đảm bảo cho việc tác nghiệp dịch vụ hoặc kinh doanh.

– Còn chuỗi cung ứng ( Supply Chain) thường dùng để chỉ một chuỗi các hoạt động có liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm và đưa nó đến tay người dùng.

– Xét về tầm ảnh hưởng thì chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn hơn so với Logistics.

– Còn về mục tiêu: Chuỗi cung ứng mong muốn giảm chi phí trên toàn chiến lược phân phối dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ các hoạt động khác. Còn Logistics lại mong muốn giảm được chi phí vận chuyển nhưng tăng chi phí dịch vụ.

– Về quy trình vận hành: Logistics chỉ quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng,… Còn Chuỗi cung ứng thì gồm nhiều quy trình và trong đó bao gồm cả Logistics.

– Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản lý trong doanh nghiệp còn chuỗi cung ứng hoạt động cả trong lẫn ngoài.

VII. Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Học Trường Nào?

Chúng tôi xin đề cử một số trường đại học nổi tiếng, uy tín về đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sau đây:

– Đại học Giao thông Vận tải

– Đại học Ngoại thương

– Đại học kinh tế quốc dân

– Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

– Đại học Bách khoa Hà Nội

– Đại học Điện lực

– Đại học Thủ đô Hà Nội

– Đại học Hàng Hải

– Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng

– Đại học quốc tế – ĐH Quốc gia TP. HCM

– Đại học Bách Khoa TP. HCM

– Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

– Đại học Quốc tế Hồng Bàng

– Đại học Quốc tế RMIT

– Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

VIII. Các Vị Trí Công Việc Trong Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Chúng tôi xin điểm qua một số vị trí công việc trong chuỗi cung ứng có mức lương ổn định sau đây:

– Nhân viên đại lý hàng hải

– Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng

– Nhân viên quản lý kho

– Chuyên viên phân tích

– Kỹ sư Logistics

– Nhân viên quản lý hàng tồn kho

– Nhân viên quản lý thu mua

– Nhân viên chăm sóc khách hàng

– Chuyên viên tư vấn Logistics

– Nhân viên quản lý thị trường quốc tế

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về Chuỗi cung ứng mà chúng tôi mang đến cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho học tập và công việc của các bạn!

Xem thêm:

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *