GenZ là gì

Nếu thế hệ trước được gọi là thế hệ Gen X, thế hệ Gen Y. Vậy thế hệ cháu của thế hệ Gen X và thế hệ con của thế hệ Gen Y được gọi là GEN Z.

Gen Z là gì. Gen Z có vai trò như thế nào trong sự phát triển của xã hội ngày nay Trong bài viết này Sinh viên Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu về Gen Z và những thông tin có liên quan để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Gen Z

»»» Xem thêm:

Khái niệm về Gen Z là gì?

Gen Z  hay còn gọi là Thế hệ Z hay còn gọi với các tên gọi khác là Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials,… là những cụm từ ám chỉ đến nhóm người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (một số khác cho rằng từ 1997 đến 2015) là thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.

Cũng tương tự như vậy thế hệ X là nhưng người sinh ra từ năm 1965 đến 1979 Phần lớn thế hệ Z là con cái của thế hệ X là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α).

Hiện nay, GEN Z chiếm tỷ trọng nhiều nhất so với các thế hệ còn lại với trên 30% dân số là GEN Z với tổng số khoảng 2,6 tỷ người

Tại sao lại gọi là GEN Z?

Tại sao lại gọi là thế hệ Z
Tại sao lại gọi là thế hệ Z

Trong một bài báo “Thời đại quảng cáo” vào tháng 9 năm 2000, bởi là lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y (Gen Y), theo thứ tự trong bảng chữ cái ampha B sẽ là X-Y-Z nên được gọi là thế hệ Z hay Gen Z, thế hệ này sinh ra trong thời đại của Internet, không giống như thế hệ Y sinh ra trong giai đoạn hình thành và phát triển của internet, thế hệ Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến rộng rãi.

Độ tuổi của thế hệ GEN Z là gì?

Nếu tính theo Trung tâm nghiên cứu Pew định nghĩa Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 trở đi, chọn làm ngày cho “những trải nghiệm thay đổi khác nhau”, như sự phát triển của công nghệ mới và xu hướng kinh tế xã hội, bao gồm khả năng truy cập internet không dây và dịch vụ di động băng thông rộng cùng các sự kiện quan trọng của thế giới như các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9

Các thành viên của Thế hệ Z không quá bốn tuổi vào thời điểm xảy ra các vụ tấn công và do đó, họ không có nhiều ký ức về sự kiện này. Pew đã tuyên bố rằng, họ chưa đưa ra điểm cuối của Thế hệ Z, nhưng họ đã sử dụng khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 để định nghĩa Thế hệ Z cho một phân tích vào năm 2019Theo định nghĩa này, vào năm 2021 thành viên lâu đời nhất của Thế hệ Z sẽ 24 tuổi, và người trẻ nhất là 9 tuổi.

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Jean Twenge mô tả Thế hệ Z là những người sinh năm 1995 trở lên. Forbes và Thời báo Ailen tuyên bố rằng Thế hệ Z “bao gồm những người sinh từ năm 1995 đến năm 2010. Thống kê Canada thì định nghĩa Thế hệ Z bắt đầu từ năm 1993. Do vậy, tùy theo từng nhà phân tích sự bắt đầu và kết thúc của gen Z là khác nhau

Thực trạng GEN Z tại Việt Nam

Thế hệ gen Z tại Việt Nam
Thế hệ gen Z tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Gen Z đang chiếm khoảng 25% lực lương lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người.

62% Gen Z Việt Nam không hoặc chưa có bằng cấp tin rằng, tự động hóa mang lại nhiều rủi ro hơn là cơ hội, so với tỉ lệ 48% Gen Z có bằng cấp và trình độ kỹ thuật. Gen Z đón nhận tốt các phương thức làm việc linh hoạt và có thể là lực lượng lao động từ xa hiệu quả nhất…

GEN Z và cơ hội việc làm

Ngày 19/5, PwC Việt Nam công bố báo cáo “Thế hệ Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số?” Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu quan điểm của thế hệ Z (Gen Z) tại Việt Nam – thế hệ trẻ nhất trong lực lượng lao động và cách thế hệ này đang chuẩn bị hành trang cho nền kinh tế số nhiều biến động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng Gen Z trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13 triệu người. Tới năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào 30% lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước.

Ghi nhận ý kiến từ 461 đại diện Gen Z, các phân tích của báo cáo dựa trên dữ liệu từ khảo sát “Mức độ sẵn sàng kỹ năng số Việt Nam” được PwC Việt Nam công bố vào giữa tháng 3/2021 vừa qua.”

Các kết quả cho thấy Gen Z Việt Nam có cảm nhận tích cực về công nghệ, tuy nhiên cũng là thế hệ tỏ ra lo ngại nhất. Trên 80% Gen Z tham gia khảo sát cho biết, họ lạc quan rằng công nghệ sẽ cải thiện triển vọng công việc.

Tuy nhiên, với 11% Gen Z bày tỏ lo ngại về tác động của công nghệ tới việc làm trong tương lai, đây là nhóm kém lạc quan nhất trong các thế hệ tham gia vào lực lượng lao động.

Ba mối quan ngại lớn nhất đối với Gen Z được đưa ra là công nghệ sẽ khiến vai trò của họ trở nên thừa thãi (51%), sẽ không có năng lực phù hợp (26%) và không thể học các kỹ năng phù hợp (12%).

Gia nhập lực lượng lao động trong thời kỳ công nghệ thay đổi nhanh chóng, Gen Z Việt Nam phải đối mặt với khoảng cách kỹ năng ngày càng lớn trước những yêu cầu liên tục phát triển của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, có thể thấy mối liên hệ giữa trình độ học vấn hay kỹ năng của những người tham gia khảo sát và mức độ lạc quan của họ về ảnh hưởng của công nghệ tới tương lai việc làm.

GEN Z và các kỹ năng để hòa nhập

Theo khảo sát, Gen Z Việt Nam có cái nhìn cân bằng hơn so với các thế hệ trước về vai trò của các bên liên quan trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Trong khi 50% người được hỏi cho rằng phát triển kỹ năng là hành trình của mỗi cá nhân, 46% cho biết họ kỳ vọng doanh nghiệp và chính phủ sẽ có vai trò quyết định trong việc hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng nghề.

80% Gen Z dự đoán làm việc từ xa sẽ trở thành thông lệ mới và 57% Gen Z tham gia lao động cho biết họ cảm thấy hiệu quả khi làm việc tại nhà. Đây là tỷ lệ cao nhất ghi nhận trong các nhóm thuộc độ tuổi lao động.

Báo cáo của PwC cũng chỉ ra, Gen Z đón nhận các phương thức làm việc linh hoạt một cách tích cực và có thể là lực lượng lao động từ xa hiệu quả nhất.

“Các tổ chức sẽ cần áp dụng một tư duy khác để thu hút và giữ nhân tài Gen Z tại Việt Nam, những người sẽ sớm trở thành động lực phát triển cho lực lượng lao động cũng như nền kinh tế. Đặc biệt, kết quả khảo sát nhấn mạnh sự cấp thiết đối với các tổ chức trong việc sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu đặt ra bởi mô hình làm việc từ xa – về văn hóa lẫn cơ sở hạ tầng, trong khi cân nhắc các bước để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng”, ông Châu khuyến nghị.

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thế hệ Z và tổng hợp những kiến thức kỹ năng cần có của thế hệ Z trong thời kỳ hội nhập. Để biết thêm nhiều kỹ năng cần thiết đối với thế hệ Z bạn đọc có thể tham khảo thêm tại mục sinh viên của Sinh viên TP Hồ Chí Minh

Nếu các bạn muốn được học kiến thức và các kỹ năng cần thiết khi bạn là người thuộc thế hệ Z thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Khóa học kỹ năng mềm

Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, các kỹ năng và thần thái để có được các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc theo quy trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó. Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!

»»» Xem thêm:Review khóa học nhân sự ngắn hạn tốt nhất Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Sinh viên TP Hồ Chí Minh chúc bạn thành công!

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *