Sinh viên mới ra trường thì CV xin việc sẽ khác so với những người đã đi làm và có kinh nghiệm. Cộng đồng sinh viên TPHCM chia sẻ với các bạn một số mẫu CV cho sinh viên mới ra trường và cách viết gây ấn tượng nhất
Hiểu thế nào về CV xin việc?
Cùng với đơn xin việc, bằng cấp, giấy khám sức khỏe và sơ yếu lý lịch tự thuật, CV là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin việc. CV, mặc dù được viết tắt từ cụm tiếng Anh ‘Curriculum Vitae’ có nghĩa là lý lịch học tập và làm việc, nhưng trên thực tế còn có nhiều yêu cầu hơn thế.
Nếu muốn giới thiệu bản thân để từ đó từng bước gây ấn tượng và chứng tỏ bạn xứng đáng nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng, hãy thể hiện tất cả trong CV của mình. teu là gì
Thông qua CV xin việc, doanh nghiệp sẽ biết ứng viên là ai, đến từ đâu, có thành tích, chuyên môn, sở trường gì,… để cân nhắc xem người đó có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của họ không. Vì thế, chuẩn bị một bản CV xin việc thật tâm đắc là thao tác cần được ưu tiên hàng đầu trên hành trình tìm kiếm một công việc như ý, đặc biệt là với các bạn sinh viên mới ra trường. quy trình xuất khẩu hàng hóa
Thách thức cho một sinh viên mới ra trường
1. Cạnh tranh khốc liệt
Cạnh tranh là cuộc chiến bạn không thể né tránh trên hành trình tìm việc. Đây quả là bài toán khó cho các bạn sinh viên khi họ vừa phải “chạy đua” cơ hội với những người đã tốt nghiệp nhiều năm, có thâm niên và kinh nghiệm làm việc lại vừa phải “bon chen” với những bạn cùng trang lứa. học xuất nhập khẩu chuyên sâu
Dù giỏi giang hơn hay kém cỏi hơn, đó vẫn là những đối thủ mà bạn phải hết sức dè chừng trong cuộc cạnh tranh tuyển dụng khốc liệt. Không còn cách nào khác là phải tự lập cho mình một kế hoạch viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường thật công phu, chỉn chu bởi đó là thứ vũ khí hữu hiệu giúp bạn chiến thắng mọi chướng ngại trên con đường chinh phục nhà quản lý nhân sự. nhân viên c&b là gì
2. Chưa có nhiều kinh nghiệm
Một cuộc khảo sát của tập đoàn Navigos đã chỉ ra có tới 61% số sinh viên được hỏi cho biết kiến thức họ được đào tạo trong trường đại học hoàn toàn khác biệt với thực tế công việc. Điều đó không phải là không có cơ sở bởi lý thuyết dù đầy đủ đến đâu cũng vẫn khó thu hẹp được khoảng cách với thực tiễn.
Việc phải đảm bảo thời khóa biểu học hành, thi cử suốt 4 năm đại học khiến chỉ một số ít bạn trẻ có điều kiện sắp xếp thời gian đi làm thêm. Do đó, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp chưa thể sở hữu số năm kinh nghiệm và thâm niên làm việc như nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu. Đây cũng là một trong những thách thức không hề nhỏ đối với các tân cử nhân nhưng điều này hoàn toàn dễ hiểu và nên được thông cảm.
>>>>> Bài viết xem nhiều: học xuất nhập khẩu ở đâu
3. Nguy cơ bị đào thải và thất nghiệp
Tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, mỗi năm có tới hàng chục ngàn lượt sinh viên tốt nghiệp. Đó là còn chưa kể những thanh niên đã ra trường nhiều năm mà vẫn chưa tìm được việc làm. Vì thế, thị trường lao động vốn đã thừa nhân lực nay lại càng có tỷ lệ chọi khủng khiếp.
Bên được lợi nhất trong tình cảnh này đương nhiên là nhà tuyển dụng, nguồn ứng viên càng dồi dào, họ sẽ càng dễ dàng, thoải mái trong việc lựa chọn, sàng lọc và càng đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cao.
Ngược lại, bất lợi đang dồn về phía các tân cử nhân, việc bị chi phối bởi môi trường cạnh tranh và quy luật đào thải khiến họ luôn phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Để hạn chế những rủi ro không mong muốn, nhiệm vụ của bạn là phải trau dồi, tích lũy kiến thức và kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,… để không bị tụt lại phía sau trên hành trình cạnh tranh cơ hội việc làm khốc liệt. học nguyên lý kế toán online
Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế
Không đợi đến khi tốt nghiệp, ngay từ năm học cuối tại giảng đường, nhiều sinh viên đã bắt đầu ý thức được vai trò của hồ sơ xin việc và rục rịch tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ, hoang mang trong lần đầu tiên chuẩn bị một bản CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. khóa học xuất nhập khẩu thực tế
1. Phá cách và riêng biệt
Trừ khi sở hữu một bảng thành tích xuất sắc, bằng không, CV của bạn sẽ chẳng có gì nổi bật đủ để thu hút các nhà quản lý nhân sự, giữa một núi CV được soạn thảo theo công thức chung. Vì thế, đừng ngần ngại sáng tạo và thể hiện cá tính thay vì đi theo lối mòn, thay vì liệt kê thông tin bằng những gạch đầu dòng khô khan, nhàm chán. bộ chứng từ thanh toán quốc tế
Hãy nghĩ cách thiết kế phần thông tin cá nhân thật ấn tượng, có thể bằng những màu sắc hoặc ký hiệu đánh vào thị giác người đọc. Nhiều sinh viên biến CV xin việc của mình thành một cuốn truyện tranh, một trang báo, một bản infographic,… và đã trúng tuyển. Miễn là không lố lăng, quá đà, một chiếc CV phá cách sẽ khiến nhà tuyển dụng gật gù tâm đắc, hoặc chí ít là đã thành công trong việc gây ấn tượng với họ. học kế toán tổng hợp
2. Không có kinh nghiệm, lấy gì làm lợi thế?
Yêu cầu về thâm niên làm việc không còn quá lạ lẫm trong quá trình tuyển dụng từ xưa đến nay. Chọn được một ứng viên đã có kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian đào tạo. Người đã thạo việc cũng có hiệu suất làm việc cao hơn kẻ tay mơ mới chập chững vào nghề. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng những ứng viên đã có kinh nghiệm là một nhu cầu chính đáng của các nhà quản lý nhân sự.
Trên thực tế, chỉ có số ít những kiến thức được học có thể mang ra áp dụng, chưa kể nhiều trường hợp lý thuyết còn khác xa với thực hành. Bước vào một môi trường làm việc mới, không ít tân cử nhân mệt mỏi và hoang mang khi phải học hỏi lại từ đầu. Đừng nản lòng hay bi quan vì ít nhất, bạn đã và đang được rèn luyện, trau dồi, tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ công việc.
Một vấn đề đặt ra khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường là nếu mục kinh nghiệm quá mỏng và ít ỏi, phải làm gì để bản CV trông dày dặn và thuyết phục hơn? Bí quyết là lấy kỹ năng làm lợi thế bởi không phải cứ không có kinh nghiệm là sẽ khó hoàn thành công việc. Nhiều người nếu thực sự có năng lực và tinh thần cầu tiến vẫn dễ dàng đạt được thành công. cách viết giấy đề nghị tạm ứng
Vì vậy, nếu chưa tự tin với mục kinh nghiệm làm việc của mình, hãy tập trung nêu bật những kỹ năng hoặc bằng cấp bạn đã phấn đấu tích lũy suốt 4 năm đại học. Đó có thể là một tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tin học văn phòng, một bằng khen công nhận sự đóng góp trong các hoạt động ngoại khóa tình nguyện, xã hội, văn hóa,…
Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề,…) cũng là một lợi thế không nhỏ để CV của bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. phương pháp bình quân gia quyền
3. Không được phép sai sót
Với tầm quan trọng không thể thiếu, CV nói riêng và hồ sơ xin việc nói chung nên được kiểm tra, rà soát thật cẩn thận, kỹ càng để hạn chế tới mức tối đa những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, in ấn,… cũng như những quy định về dung lượng, độ xác thực của thông tin,… Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ sẵn sàng bỏ CV của bạn qua một bên nếu phát hiện thấy sự cẩu thả, thiếu đầu tư và tâm huyết từ ứng viên của mình.
Vừa chân ướt chân ráo vào đời, chưa có nhiều va vấp thực tế, các tân cử nhân phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong đó có vấn đề chuẩn bị CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi nếu tuân thủ những quy định chung, thêm chút sáng tạo và cá tính, không ngừng học hỏi, cầu tiến, chắc chắn cơ hội sẽ đến với bạn.
Hướng dẫn viết CV xin việc cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
1. Thông tin cá nhân:
Hãy nhớ là đừng trình bày quá nhiều khiến cho CV xin việc bị dài, thừa thông tin. Nội dung mà bạn cần trình bày là Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ nơi sống, Email, số điện thoại di động. Hãy nhớ là cung cấp thông tin thật chính xác, địa chỉ, số điện thoại mà bạn sử dụng chính nhé.
2. Mục tiêu nghề nghiệp:
Các em sinh viên mới ra trường nên trình bày rõ ràng về nội dung, mục tiêu nghề nghiệp của mình, hãy nhớ là thật phải định hướng. Định hướng ở đây nghĩa là phải trình bày được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là không ngừng hoàn thiện tốt kỹ năng, làm tốt công việc. Dài hạn có thể là có cơ hội được thăng tiến, vươn tới các vị trí làm việc cao hơn… khóa học logistics tại thành phố hồ chí minh
3. Trình độ học vấn:
Các bạn sinh viên mới ra trường nên trình bày đầy đủ khoa học thông tin về trình độ, văn bằng, các chứng chỉ mà mình có được, nếu điểm trung bình học tập của các em tốt các em cũng có thể liệt kê vào, trong đó cũng có thể nêu lên các thành tích học tập nổi bật, hay là chứng chỉ học bổng… như vậy sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
4. Hoạt động ngoại khóa:
Đây là mục khá quan trọng đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, thông qua hoạt động ngoại khóa, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự năng động và tài năng của các ứng viên, dù mới chỉ là sinh viên nhưng nó thể hiện sự ham học hỏi, không ngừng hoàn thiện. Các em sinh viên mới ra trường hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa mình đã tham gia, tập trung vào hoạt động có liên quan tới vị trí mà các em ứng tuyển xin việc. packing list là gì
5. Phẩm chất:
Các bạn ứng viên cũng có thể liệt kê lên một vài phẩm chất tốt của bản thân thể hiện mức độ phù hợp và hỗ trợ cho công việc như: Chăm chỉ, chịu khó học hỏi, có khả năng thích nghi cao trong công việc, có sự sáng tạo…
6. Kinh nghiệm làm việc:
Do là sinh viên mới ra trường nên chắc chắn các bạn ứng viên sẽ không có nhiều kinh nghiệm, nhưng có thể liệt kê tới các công việc làm thêm, partime mà trước kia hoặc hiện tại đang làm. Ví dụ như ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì Cv xin việc chúng ta có thể liệt kê tới các công việc như bán hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại, kinh nghiệm làm PG. Hay nếu bạn xin việc làm giáo viên có thể liệt kê các công việc gia sư…
7. Sở thích:
Để cho bản Cv xin việc nhân viên mới ra trường trở nên độc đáo và ấn tượng, chúng ta cũng có thể nêu lên một số sở thích hay đam mê của mình như: Đọc sách, bơi lội, đàn hát… Một người trẻ tuổi năng động, có cá tính cũng sẽ là một điểm nhấn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
8. Kỹ năng:
Đây là mục khá quan trọng trong Cv xin việc, các bạn ứng viên có thể liệt kê các kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, sử dụng thành thạo máy tính, sử dụng các phần mềm Photoshop… Đặc biệt nếu bạn xin việc vào vị trí nhân viên kinh doanh thì trong cv xin việc không thể thiếu đi các kỹ năng mềm này bởi phải có khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán, thuyết trình thì bạn mới có thể hút khách và bán được hàng.
Trên đây là những hướng dẫn cách viết Cv xin việc cho sinh viên mới ra trường, để giúp các bạn ứng viên có được một bản Cv xin việc nổi bật
Lưu ý những lỗi thường gặp trong CV xin việc
- Tránh các lỗi cơ bản thường gặp trong đơn xin việc như: Sắp xếp thời gian không chính xác, sai lỗi chính tả, sai font chữ… Đây đều là những lỗi mà sinh viên mới ra trường đi xin việc rất dễ gặp phải nên chúng ta cần lưu ý.
- Cv xin việc chỉ nên dài từ 1-2 trang không nên sang trang thứ 3 như vậy sẽ rất dài dòng.
- Cv xin việc càng nhiều số liệu thì càng ấn tượng được với nhà tuyển dụng, nó thể hiện sự khoa học, chính xác và có căn cứ.
- Sắp xếp trình tự thời gian không chính xác, hãy chú ý viết thông tin chính xác theo thời gian tới thời điểm gần nhất nhé. Đây là mục khá quan trọng trong đơn xin việc. Các bạn ứng viên có thể liệt kê các kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, sử dụng thành thạo máy tính, sử dụng các phần mềm Photoshop…
- Cv xin việc chính là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên tiềm năng, do vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi ứng viên là phải xây dựng cho mình một bản Cv xin việc thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.
[…] >> Xem thêm: Chia sẻ mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường […]
[…] >>Xem thêm: Chia sẻ mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường […]
[…] >> Xem thêm: Chia sẻ mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường […]