Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng

Thanh toán quốc tế là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với mọi nhà quản trị xuất nhập khẩu trên thế giới đều. Chất lượng của công tác thanh toán quốc tế này sẽ có ảnh hưởng phần nào đến quyết định của hoạt động xuất nhập khẩu.

Muốn quản trị tốt quá trình xuất nhập khẩu một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Bài viết dưới đây Cộng đồng sinh viên TPHCM sẽ đề cập đến các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng một cách chi tiết nhất.

1. Thanh Toán Quốc Tế Là Gì?

Thanh toán quốc tế của ngân hàng

Hiện này có 3 cách hiểu về thanh toán quốc tế được biên soạn và ghi chép lại trong nhiều tài liệu khác nhau. Cụ thể:

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của hàng hóa giữa các bên mua bán quốc tế, trường hợp đặc biệt không cần thông qua ngân hàng là thanh toán qua tiền mã hóa như bitcoin,..

(Theo bách khoa toàn thư).

– Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước

(Đinh Xuân Trình, 1996).

– Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

(Trầm Thị Xuân Hương (2006).

2. Các Nghiệp Vụ Thanh Toán Quốc Tế

Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế hiện nay bao gồm các hình thức thanh toán sau:

  • Thanh toán và chuyển tiền bằng hình thức: Điện chuyển tiền hoặc bằng Thư chuyển tiền.
  • Thanh toán trả tiền lấy chứng từ (Cash Against Document).
  • Thanh toán bằng nhờ thu (Collection).
  • Thanh toán bằng tín dụng thư

>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

3. Rủi Ro Của Các Phương Thức Thanh Toán

3.1. Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền

Trường hợp hay được áp dụng là khi người mua bán có quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp thì đây cũng là phương thức có rủi ro lớn nhất cho cả 2 bên. Có 2 hình thức chuyển tiền:

– Rủi ro chuyển tiền trả trước:

  • Cho người bán (thấp): Giao hàng sau khi nhận được tiền hàng, như vậy người bán không chịu bất cứ rủi ro nào.
  • Cho người mua (cao): Người bán có thể giao hàng kém chất lượng, không đúng thời gian.

– Rủi ro chuyển tiền sau:

  • Cho người bán (cao): Không nắm quyền kiểm soát hàng hóa và phải thanh toán hối phiếu, người mua có thể không thanh toán do có tranh chấp hoặc không thanh toán dó không có tiền.
  • Cho người mua: Không có

3.2. Rủi ro trong phương thức thanh toán ghi sổ

Đây là hình thức thanh toán mang lại rủi ro cho người bán. Người xuất khẩu hàng hóa sẽ chuyển quyền sở hữu cho bên mua mà không có điều kiện đảm bảo thanh toán.

3.3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

– Rủi ro đối với phương thức D/P:

  • Cho người bán (trung bình): Người mua không thể thanh toán với các lý do; dễ phát sinh chi phí lưu tồn, lưu bãi.
  • Cho người mua (trung bình/cao): Hàng hóa có thể không phù hợp với các yêu cầu về chất lượng

-. Rủi ro đối với nhờ thu (D/A):

  • Cho người bán (cao): Người mua không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Rủi ro quốc gia hoặc không có ngoại tệ.
  • Cho người mua (thấp): Người mua có thể kiểm hàng trước khi thanh toán.

– Rủi ro đối với ngân hàng:

  • Về tác nghiệp
  • Về tín dụng

3.4. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

– Cho người mua: chứng từ có thể giả mạo, hoặc không giao hàng, giao không đúng thời gian, hoặc chất lượng hàng kém, rủi ro về tỷ giá, rủi ro sẽ không thể lấy kỹ quỹ.

– Cho người bán: rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro do phát hành LC, ngân hàng – + Ngân hàng xuất trình:

  • Rủi ro tác nghiệp
  • Rủi ro nghiệp vụ: Các tổ chức, cá nhân trong giao dịch vướng vào cấm vận (Sanction) nhưng không bị phát hiện.
  • Rủi ro thanh toán
  • Rủi ro quốc gia, tỷ giá

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

4. Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế An Toàn Nhất

Mỗi phương thức thanh toán đều tồn tại những rủi ro riêng cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, để tìm ra được phương thức an toàn nhất, chúng ta cũng phải xem xét trên nhiều phương diện.

Tóm lại, ta thấy rằng, vài trò của trung gian thanh toán của ngân hàng không hề có cam kết gì về việc chắc chắn thu được cho người xuất khẩu, từ những nhược điểm đó, cuối cùng người ta cũng đã đúc rút và tìm ra một phương thức hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả hai bên. Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit).

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế khác nếu đáp ứng các điều kiện của bản thân cũng như đối tác.

Như vậy, với những chia sẻ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, Cộng đồng sinh viên TPHCM hy vọng sẽ đem đến cho bạn cái nhìn chân thực nhất về ngành dịch vụ xuất nhập khẩu. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé. Xem thêm:

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *