Học quản trị kinh doanh ra làm gì

Quản trị kinh doanh luôn thuộc trong TOP các ngành học hot được đông đảo lượng sinh viên đăng ký theo học. Có nhiều thắc mắc về vấn đề quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Cộng đồng sinh viên TPHCM

1. Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý các hoạt động kinh doanh bằng quá trình tư duy và đưa ra các quyết định của nhà quản lý.

Đây là một ngành khoa học quản lý tích hợp được nhiều kiến thức từ các lĩnh vực như là quản trị, nhân sự, thị trường, tài chính… nhằm đào tạo ra những quản trị viên, nhân viên kinh doanh,…

Xem thêm: Review Khóa Học Nhân Sự Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM

Ngành quản trị kinh doanh là ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này tiến hành nghiên cứu quá trình quản lý của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành có liên quan đến quản trị kinh doanh gồm quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh truyền thông, quản trị kinh doanh thương mại, Marketing,…

Quản trị kinh doanh là gì

Xem thêm:

2. Con Gái Có Nên Học Quản Trị Kinh Doanh Không?

Con gái có nên học quản trị kinh doanh không? Câu hỏi này được khá nhiều bạn nữ có đam mê với ngành học quản trị kinh doanh nhưng lại không biết ngành nghề này có phù hợp với các bạn nữ không.

Việc lựa chọn ngành nghề thì không thể quyết định bởi giới tính được. Mỗi người có tính cách, ước mơ khác nhau mà việc lựa chọn ngành nghề phụ thuộc vào tính cách, sở thích, ước mơ của mỗi người.

Để trả lời cho câu hỏi con gái có nên học quản trị kinh doanh không thì đến thời điểm bây giờ vẫn chưa thể có câu trả lời cụ thể là nên hay không.

Con gái lại có rất nhiều lợi thế khi theo học ngành quản trị kinh doanh nhưng không phải là ai cũng phù hợp với ngành này. Do tính chất đặc thù của ngành học này phù hợp với những bạn có tính năng động, sáng tạo, tư duy cao và có những xử lý linh hoạt, kịp thời với trong tình huống xảy ra. Vậy nên bạn nữ nào có các tố chất như chăm chỉ, hoạt bát, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích kinh doanh, sáng tạo, chủ động sẽ rất phù hợp với ngành học này. Đây chỉ là các yếu tố mà bạn nên có khi muốn theo học ngành quản trị kinh doanh. Bạn không cần phải có đầy đủ các yếu tố trên mà trong quá trình học tập sẽ được trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng trên.

3. Quản Trị Kinh Doanh Thi Khối Nào?

Đối với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học thì việc lựa chọn ngành học và khối học là việc rất quan trọng. Ngành quản trị kinh doanh đào tạo ra các nhà quản trị doanh nghiệp, tổ chức trong tương lai.

Những thắc mắc về vấn đề học quản trị kinh doanh thì thi khối nào nó tùy thuộc vào các trường mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn nên tìm hiểu kĩ về tiêu chí chọn lựa sinh viên bởi mỗi trường sẽ có thể có sự khác biệt về tổ hợp môn thi cho các ngành.

Tuy nhiên, nhìn chung đại đa số các trường đại học hiện nay thì ngành quản trị kinh doanh sẽ thi các khối sau:

– A00: Toán, Vật lý, Hóa Học

– A01: Toán, Vật lý, Tiếng anh

– C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý

– D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh

4. Các Trường Đào Tạo Quản Trị Kinh Doanh

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học được rất nhiều bạn sinh viên theo học. Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành học này.

Một số trường đại học nổi tiếng về đào tạo chuyên ngành này hiện nay như là:

  • Trường Đại học Kinh tế TPHCM
  • Trường Đại học Ngoại thương
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing,…

5. Ngành Quản Trị Kinh Doanh Học Những Môn Gì?

Môn học đại cương như:

  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Pháp luật đại cương
  • Toán cao cấp
  • Tin học cơ sở
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng
  • Lý thuyết xác suất và thống kê toán
  • Ngoại ngữ

Môn học liên quan đến chuyên ngành học:

– Kinh tế vi mô: Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở hoạt động của nền kinh tế thông qua việc phân tích những quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh.

Ngoài ra còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ. Qua đó sinh viên có cơ sở, được trang bị những kiến thức, công cụ để phân tích và có thể áp dụng khi học các học phần tiếp theo.

– Kinh tế vĩ mô: Giới thiệu một số khái niệm cơ bản về kinh tế vĩ mô, bao gồm đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn, giới thiệu về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở.

– Marketing căn bản: cung cấp những kiến thức căn bản của những nguyên lý Marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn của doanh nghiệp như hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing, môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, phương pháp nghiên cứu marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường.

– Nguyên lý kế toán: cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán, các phương pháp kế toán, quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, các hình thức tổ chức công tác kế toán.

– Kinh tế lượng: cung cấp các kỹ thuật về ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy của một phương trình, cách phân tích đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình, cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

– Quản trị học: cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.

– Quản trị chiến lược: cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp như khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược, các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược, mô hình nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn.

– Quản trị nhân lực: cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò của nhà quản trị nhân sự trong việc tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân sự, cơ sở pháp luật về nhân sự, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, các quan hệ lao động và vấn đề có liên quan.

– Quản trị tài chính: cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản, các kỹ năng phân tích trong quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính.

6. Học Quản Trị Kinh Doanh Ra Làm Gì?

Những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh có tố chất làm lãnh đạo do ngành học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức toàn diện, tổng thể về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

Tuy nhiên, ngoài CEO các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn có vị trí Giám đốc Tài chính, Giám đốc Marketing, Giám đốc kinh doanh,… Tương tự còn các vị trí cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm… tất cả đều hoạt động chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy các bạn nên lựa chọn một cách thật kỹ càng.

Trong quá trình lựa chọn ngành học cũng như định hướng tương lai, nhiều bạn sinh viên vẫn còn mơ hồ về vấn đề học quản trị kinh doanh ra làm gì. Đối với ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường các bạn có thể làm trong các lĩnh vực như:

  • Quản trị nhân lực
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị sản xuất
  • Quản trị chuỗi cung ứng…

Cụ thể hơn là các vị trí như các chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng Marketing, phòng hỗ trợ giao dịch khách hàng của công ty, thăng tiến lên vị trí Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, trở thành giảng viên ngành quản trị kinh doanh của các trường đại học, cao đẳng,…

Xem thêm: Review học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất TPHCM

7. Mức Lương Trung Bình Của Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Hiện nay ngành quản trị kinh doanh có cơ hội việc làm rộng khắp cùng với đó là khoản thu nhập hấp dẫn đến từ mức lương, các khoản lương thưởng…

Tổng thu nhập của ngành quản trị kinh doanh thường dao động trong khoảng từ 4,5 – 21,5 triệu/ tháng. Tại những vị trí cấp bậc cao, trong các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài con số có thể cao hơn nhiều.

Theo một số những tổng hợp về mức lương của các nhà tuyển dụng, nhìn tổng quan về mức lương của ngành quản trị kinh doanh như sau:

– Mức lương thấp nhất là vào khoảng 3.350.000 đồng/tháng

– Mức lương trung bình là vào khoảng 8.500.000 đồng/tháng

– Mức lương cao nhất có thể vào khoảng 80.000.000 đồng/tháng

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến ngành học quản trị kinh doanh. Nếu bạn có đam mê, yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký vì đây là ngành học giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng còn có được nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *