quan-tri-nhan-su

Quản trị nhân sự là một trong những lĩnh vực quan trọng của quản trị kinh doanh, liên quan đến việc thu hút, phát triển và duy trì nguồn nhân lực cho tổ chức. Quản trị nhân sự không chỉ bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, thưởng phạt, mà còn liên quan đến việc xây dựng văn hóa, chiến lược và chính sách nhân sự phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Vậy quản trị nhân sự là gì?

Trong bài viết này, Sinh Viên TPHCM sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về quản trị nhân sự, bao gồm các khái niệm cơ bản, các chức năng, các vai trò và các xu hướng hiện nay của quản trị nhân sự. Ngoài ra, trả lời cho câu hỏi “Học quản trị nhân sự ở đâu tốt?” cho các bạn đang tìm địa chỉ đào tạo uy tín.

1. Quản trị nhân sự là gì? Ngành quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự (tiếng Anh: Human Resource Management) là công tác quản lý nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, hướng dẫn, khen thưởng cho nhân viên lao động nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp cũng như sự hài lòng, gắn bó của nhân viên.

Ngành quản trị nhân sự là ngành học cung cấp kiến thức, kỹ năng trong việc khai thác và quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả. Người làm trong ngành quản trị nhân sự có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, phát triển và chăm sóc nhân viên của công ty. Người làm trong ngành quản trị nhân sự cần có tầm nhìn chiến lược, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm đến con người.

quan-tri-nhan-su

Chắc chắn khi bạn tìm hiểu về quản trị nhân sự sẽ gặp cụm từ “quản trị nguồn nhân lực” và dễ nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Vậy phân biệt hai khái niệm quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực như thế nào?

Tiêu chí so sánh Quản trị nhân sự Quản trị nguồn nhân lực
Khái niệm Quản trị nhân sự là công tác quản lý nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, hướng dẫn, khen thưởng cho nhân viên lao động nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp cũng như sự hài lòng, gắn bó của nhân viên Quản trị nguồn nhân lực là quá trình quản lý và phát triển toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp như hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, phân công công việc, thưởng phạt và giữ chân nhân viên
Nguồn lực tập trung phát triển Quản trị nhân sự coi lao động là chi phí đầu vào và giúp nhân viên thích nghi ở vị trí của họ Quản trị nguồn nhân lực coi nguồn nhân lực là tài sản quý cần tập trung đầu tư và phát triển
Viễn cảnh hoạt động Thường có viễn cảnh ngắn và trung hạn Có viễn cảnh dài hạn
Lợi thế cạnh tranh Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ thị trường và công nghệ Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao hoạt động bằng Quản trị nhân sự dựa vào máy móc và tổ chức để nâng cao chất lượng và năng suất Quản trị nguồn nhân lực dựa vào công nghệ, tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng và năng suất
Động viên nhân viên Bằng tiền thưởng và thăng tiến nghề nghiệp Bằng tính chất công việc, thăng tiến vị trí và tiền thưởng
Khó khăn Thường chống lại sự thay đổi và khó khăn trong việc đổi mới Có thể thích ứng, đối mặt với sự đổi mới và thách thức

2. Vai trò, chức năng của quản trị nhân sự

Công việc quản trị nhân sự hiện nay tại các doanh nghiệp, công ty phần lớn đều xoay quanh việc tìm kiếm, tuyển dụng, phát triển và duy trì đội ngũ công nhân viên hoạt động ở chất lượng tốt nhất. Do đó, sự thành công của doanh nghiệp cũng có một phần góp sức của quản trị nhân sự. Như vậy, vai trò chính của quản trị nhân sự bao gồm:

  • Quản lý chính sách nhân sự, đề ra và thiết kế các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực
  • Xây dựng chiến lược tuyển dụng và sử dụng nhân sự trong doanh nghiệp
  • Tuyển đúng người, tuyển đúng số lượng, chất lượng và vị trí
  • Xây dựng phát triển các phúc lợi, chính sách để giữ chân người tài
  • Kiểm tra trình độ, khả năng của nhân viên định kỳ
  • Đảm bảo chính sách do Nhà nước quy định được tuân thủ đúng và đầy đủ trong môi trường doanh nghiệp
  • Kết nối giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với công ty, giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa, môi trường, tác phong của công ty
  • Tuân thủ luật lao động, bảo hiểm xã hội,… và xử lý tranh chấp lao động.

Vì việc lựa chọn được nhân lực sở hữu những kỹ năng, kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc không chỉ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả người lao động của các bộ phận. Bên cạnh đó, để giúp mỗi nhân viên có thể hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, quản trị nhân sự còn phải thực hiện các công tác liên quan đến đào tạo, hướng dẫn và huấn luyện.

quan-tri-nhan-su

6 chức năng cơ bản của quản trị nhân sự 

  • Tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp như thông báo tuyển dụng, phỏng vấn, đánh giá năng lực, tài liệu tham khảo và các phương pháp tuyển dụng khác.
  • Quản lý hiệu suất công việc của nhân sự như theo dõi KPI được giao cho nhân viên hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, giám sát và quản lý hiệu suất để có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa hiệu suất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Đào tạo và phát triển nhân lực nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của nhân viên khi có sự thay đổi trong quy trình, công nghệ và các cách thức làm việc với ngân sách doanh nghiệp việc đào tạo và phát triển (ở các doanh nghiệp lớn) để hướng tới mục tiêu dài hạn.
  • Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực nhằm phòng cho trường hợp nhân viên chủ chốt rời công ty và chuẩn bị sẵn người thay thế để đảm bảo tính liên tục vả công việc và tiết kiệm chi phí tuyển dụng vị trí chủ chốt đáng kể cho công ty, đặc biệt là quản lý cấp cao.
  • Lương thưởng và phúc lợi cho toàn bộ nhân viên với tiêu chí chế độ đãi ngộ công bằng để tạo động lực và giữ chân nhân viên. Quản trị nhân sự cần đưa ra đề nghị trả lương phù hợp dựa trên nguyên tắc cân bằng với ngân sách và tỷ suất lợi nhuận của công ty. Đồng thời, giám sát việc tăng lương và đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng, phúc lợi,…
  • Hệ thống thông tin nguồn nhân lực và phân tích, đánh giá dữ liệu, thông tin tuyển dụng như nhu cầu về lực lượng lao động, ý định thay đổi nhân viên,…

3. Quản trị nhân sự thi khối nào?

Hiện nay, quản trị nhân sự đang được các trường đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy và đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu lao động của thị trường hiện nay về quản lý, điều hành, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị nhân sự là ngành học với nhiều khối thi khác nhau tùy theo từng trường. Một số trường đại học, cao đẳng nổi tiếng về đào tạo ngành quản trị nhân sự như:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (miền Bắc)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
  • Đại học Lao động – Xã hội (miền Nam)
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Hoa Sen,…

Theo thống kê của Sinh Viên TPHCM năm 2023, các trường đại học, ngành quản trị nhân sự thường xét tuyển với 04 khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • Khối A01 (Toán – Lý – Anh)
  • Khối D01 (Toán – Văn – Anh)
  • Khối D07 (Toán – Hóa – Anh)

quan-tri-nhan-su

Ngoài ra, một số trường đại, cao đẳng còn xét tuyển các khối thi:

  • Khối C00 (Văn – Sử – Địa)
  • Khối C15 (Văn – Toán – Khoa học xã hội)
  • Khối D02 (Toán – Văn – Tiếng Nga)
  • Khối D03 (Toán – Văn – Tiếng Pháp)
  • Khối D04 (Toán – Văn – Tiếng Trung)
  • Khối D05 (Toán – Văn – Tiếng Đức)
  • Khối D06 (Toán – Văn – Tiếng Nhật)
  • Khối D09 (Toán – Sử – Anh).

Tuy nhiên, mỗi trường đại học có thể có những yêu cầu khác nhau về điểm chuẩn, khối thi xét tuyển, tổ hợp môn thi và phương thức xét tuyển.

4. Học quản trị nhân sự ở đâu tốt?

Ngoài cách học quản trị nhân sự ở các trường đại học và cao đẳng, với nhiều bạn đang đi làm muốn nâng cao nghiệp vụ, muốn thử sức mình với các cơ hội nghề nghiệp khác hay thăng tiến nghề nghiệp thì bạn có thể tìm kiếm địa chỉ đào tạo uy tín và chất lượng khóa học quản trị nhân sự. Vậy khóa học quản trị nhân sự ở đâu tốt Hà Nội, TPHCM?

Sau khi tìm kiếm, tìm hiểu, sàng lọc và tổng hợp thông tin về các trung tâm đào tạo khóa học quản trị nhân sự hiện nay thì Lê Ánh HR được đánh giá cao từ chuyên gia trong giới và phản hồi tích cực từ học viên cũ đã theo học. Không những thế, Lê Ánh HR cung ứng và hỗ trợ kết nối nhân lực cho các đối tác lớn, nhiều doanh nghiệp gửi nhân viên để đào tạo như: Honda, Viettel Logistics, Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn,…

Điểm nổi bật của khóa học quản trị nhân sự của Lê Ánh HR 

  • Là một trong số rất ít trung tâm đào tạo được cấp phép và cung cấp chứng nhận hợp pháp sau khi hoàn thành khóa học.
  • Giảng viên là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính nhân sự, có khả năng giảng dạy tận tụy, nhiệt tình và dễ hiểu. Bạn sẽ được học từ những người có thực lực và uy tín trong ngành.
  • Chương trình được xây dựng bài bản, thực tế, cập nhật theo xu hướng mới nhất của thị trường lao động. Bạn sẽ được học những kiến thức và kỹ năng ứng dụng được ngay vào công việc thực tế, không chỉ là lý thuyết khô khan.
  • Hỗ trợ chuyên môn trong và sau khóa học, được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và bài tập thực hành. Bạn sẽ không bị bỏ rơi sau khi kết thúc khóa học, mà sẽ được giải đáp thắc mắc và theo dõi tiến độ của mình.
  • Học phí ưu đãi, phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người. Bạn sẽ không phải lo lắng về chi phí khi đăng ký khóa học này, mà chỉ cần tập trung vào việc học tập.

Mục đích khóa học Lê Ánh HR đặt ra khi đào tạo

  • Cung cấp những kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết để quản lý tốt mảng Hành chính – Nhân sự tại doanh nghiệp, tổ chức.
  • Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường lao động, đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
  • Biết cách xây dựng mức tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi của các chế độ bảo hiểm xã hội, cách tổ chức lao động, các mức đãi ngộ trong công ty.
  • Trang bị những kỹ năng về quản trị hành chính văn phòng như: tiêu chuẩn hóa và kiểm soát các hoạt động xử lý thông tin nhằm đạt mục tiêu đã đề ra của Doanh nghiệp, tổ chức, điều hành các công việc văn phòng,…
  • Nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhân sự, các bộ luật Bảo hiểm, bộ luật Lao động để phục vụ cho công việc quản trị nguồn nhân lực và công việc hành chính văn phòng.

quan-tri-nhan-su

Đối tượng tham gia khóa học quản trị nhân sự

  • Nhân viên hành chính; nhân viên bộ phận nhân sự;
  • Trưởng, Phó các Phòng ban liên quan đến nhân sự;
  • Giám đốc, quản lý doanh nghiệp;
  • Sinh viên các trường đại học, cao đẳng

… và muốn nâng cao kinh nghiệm thực tế và những ai có đam mê và yêu thích, có nhu cầu về lĩnh vực hành chính nhân sự.

Nội dung chương trình đào tạo của khóa học quản trị nhân sự của Lê Ánh HR

Buổi 1 + 2: Tổng quan về Nhân sự và hệ thống văn bản, hồ sơ
Buổi 3 + 4: Tổ chức, kiểm soát quản lý các công việc hành chính
Buổi 5 + 6: Tổ chức hội nghị và tiếp khách
Buổi 7 + 8: Tuyển dụng
Buổi 9: Đào tạo
Buổi 10 + 11: Cơ chế đãi ngộ (Lương, thưởng và các khoản thu nhập khác)
Buổi 12 + 13: Thuế TNCN và Bảo hiểm
Buổi 14: Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp
Buổi 15: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Buổi 16 + 17: Tin học ứng dụng trong nghề nhân sự
Buổi 18: Tổng kết và trao chứng nhận

Để có thể xem chi tiết các buổi học, mọi người có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại các nguồn thông tin như sau của Trung tâm Lê Ánh HR:

Website: Khóa học thực hành quản trị hành chính nhân sự chuyên nghiệp
Hotline: 0904848855
Fanpage: Lê Ánh HR

5. Học quản trị nhân sự ra làm gì? Mức lương?

Sau khi học xong quản trị nhân sự, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực nhân sự, như:

  • Nhân viên hành chính văn phòng/lễ tân: Là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đối tác và nhân viên của công ty. Công việc bao gồm: điện thoại, gửi email, fax, lưu trữ hồ sơ, đặt phòng họp, vé máy bay, … Mức lương tham khảo được của vị trí này là 5 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên tuyển dụng: Là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, lựa chọn và thu hút ứng viên phù hợp cho các vị trí cần tuyển của công ty. Công việc bao gồm: đăng tin tuyển dụng, tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn và kiểm tra ứng viên, báo cáo kết quả tuyển dụng,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 7 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên nhân sự: Là người xử lý các công việc cụ thể mà chuyên viên nhân sự đề ra. Công việc bao gồm: lập kế hoạch nhân sự, thiết lập và thi hành chính sách và quy trình nhân sự, quản lý hợp đồng lao động và tính toán tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng cho nhân viên, giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 8 – 17 triệu đồng/tháng.

quan-tri-nhan-su

  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: Là người chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện các chương trình tiền lương và phúc lợi cho nhân viên của công ty. Công việc bao gồm: nghiên cứu thị trường lao động, kiểm tra và thanh toán tiền lương cho nhân viên hàng tháng, xây dựng cơ cấu tiền lương và các khoản thưởng khác, quản lý các chế độ bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 10 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Giám sát nhân sự: Là người giám sát và hỗ trợ các hoạt động của bộ phận nhân sự. Công việc bao gồm: theo dõi và kiểm tra công việc của các chuyên viên nhân sự, đề xuất các cải tiến và đổi mới trong quản lý nhân sự, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 10 – 25 triệu đồng/tháng
  • Phó phòng nhân sự: Là người phụ trách một phần công việc của trưởng phòng nhân sự. Công việc bao gồm: tham gia vào các quyết định về tuyển dụng, đào tạo, lập kế hoạch và phân công công việc cho các chuyên viên nhân sự, đánh giá và phát triển nhân sự, báo cáo và tư vấn cho trưởng phòng nhân sự về các vấn đề liên quan đến nhân sự,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 15 – 30 triệu đồng/tháng
  • Trưởng phòng nhân sự: Là người chịu trách nhiệm tổng quát về quản lý nhân sự của công ty. Công việc bao gồm: lãnh đạo và điều hành các hoạt động của bộ phận nhân sự, xây dựng chiến lược và mục tiêu nhân sự, tham gia vào các quyết định cấp cao của công ty liên quan đến nhân sự, giải quyết các vấn đề khó khăn và phức tạp trong quản lý nhân sự,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 20 – 50 triệu đồng/tháng

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến xa hơn trong nghề nghiệp quản trị nhân sự, như:

  • Giám đốc nhân sự: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nhân sự của công ty. Công việc bao gồm: tham gia vào các cuộc đàm phán và hợp tác với các bên liên quan về nhân sự, giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động nhân sự, xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược nhân sự cho toàn công ty, làm cầu nối giữa ban giám đốc và bộ phận nhân sự,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 50 – 100 triệu đồng/tháng
  • Giám đốc khu vực: Là người chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự của một khu vực hoặc một thị trường cụ thể. Công việc bao gồm: giám sát và hỗ trợ các hoạt động của các trưởng phòng nhân sự trong khu vực hoặc thị trường, xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược nhân sự phù hợp với khu vực hoặc thị trường mục tiêu, làm cầu nối giữa giám đốc nhân sự và các bộ phận nhân sự trong khu vực hoặc thị trường, tham gia vào các cuộc đàm phán và hợp tác với các bên liên quan về nhân sự trong khu vực hoặc thị trường,… Mức lương tham khảo được của vị trí này là 80 – 150 triệu đồng/tháng

6. Cách quản trị nhân sự hiệu quả

Có một số cách quản trị nhân sự hiệu quả được chia sẻ bởi các giám đốc nhân sự, các chuyên gia trong ngành mà bạn có thể tham khảo như:

  • Chọn phong cách quản lý phù hợp với mình và nhân viên. Mỗi người quản lý có một cách tương tác và giao tiếp khác nhau, và điều này ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ. Một phong cách quản lý khiến bạn cảm thấy thoải mái và tự tin, đồng thời phù hợp với mong muốn, nhu cầu và tính cách, môi trường của doanh nghiệp.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và phản hồi rõ ràng. Giao tiếp là một cuộc trao đổi hai chiều, và người quản lý cần sẵn sàng để lắng nghe ý kiến, góp ý, phàn nàn và mong đợi của nhân viên. Bạn cũng nên truyền đạt rõ ràng về các mục tiêu, tiêu chuẩn, kỳ vọng và hướng dẫn công việc cho nhân viên, để họ biết được công việc của họ là gì, làm thế nào và khi nào hoàn thành.
  • Gắn kết nhân viên với mục tiêu của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp và vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu đó.
  • Định hướng, đánh giá và phát triển năng lực nhân viên. Bạn nên biết được năng lực thật sự của từng nhân viên, để có thể sắp xếp công việc phù hợp với khả năng và sở thích của họ. Bạn cũng nên đánh giá thường xuyên về hiệu suất công việc của nhân viên, ghi nhận những thành tích và khuyết điểm, và đưa ra những phản hồi kịp thời để khuyến khích hoặc khắc phục.

quan-tri-nhan-su

  • Tạo động lực cho nhân viên bằng các hình thức khen thưởng. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ được công nhận và đánh giá cao về công việc của mình. Bạn nên tạo ra các hình thức khen thưởng phù hợp với từng nhóm và cá nhân, có thể là tiền, thăng tiến, chứng chỉ, hoặc chỉ đơn giản là lời khen ngợi hay cảm ơn.
  • Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ được làm việc trong một nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau. Bạn nên xây dựng một đội ngũ nhân viên có sự đa dạng về năng lực, kinh nghiệm và tính cách, để tận dụng được điểm mạnh của từng người.
  • Luân chuyển những nhân viên giỏi. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ được thử thách và trải nghiệm các công việc mới. Bạn nên luân chuyển những nhân viên giỏi giữa các bộ phận, vị trí hoặc dự án khác nhau, để họ có thể học hỏi và phát huy được nhiều kỹ năng khác nhau.

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực quan trọng của quản trị kinh doanh, liên quan đến việc thu hút, phát triển và duy trì nguồn nhân lực cho tổ chức, bao gồm nhiều chức năng, vai trò và xu hướng hiện nay, cũng như đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Bài viết Sinh Viên TPHCM đã cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về quản trị nhân sự. Hy vọng bạn đã học được nhiều điều bổ ích từ bài viết này.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: 

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *