Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu rất quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trọng cuộc sống đều cần có mục tiêu.

Vậy thiết lập mục tiêu là gì? Các nước thiết lập mục tiêu như thế nào hãy cùng Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 Review khóa học nhân sự ngắn hạn tốt nhất Hà Nội TP Hồ Chí Minh

I Thiết lập mục tiêu là gì?

Thiết lập mục tiêu là việc đưa ra quá trình phát triển lý tưởng của bản thân trong tương lai. Có thể hiểu đơn giản đó chính là những gì bạn đang muốn đạt được trong tương lai và phải lên kế hoạch hành động cam kết hoàn thành được mục tiêu đó trong giới hạn thời gian đã quy định

II Vai trò của thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu rất quan trọng, giúp bạn có lý tưởng sống đúng đắn và có mục tiêu để cố gắng, nỗ lực ở hiện tại.

1 Thiết lập mục tiêu giúp bạn có kế hoạch hành động

Mục tiêu có vai trò rất quan trọng. Khi thiết lập ra mục tiêu của mình, bạn sẽ hình dung ra việc mình cần làm là gì, mình nên bắt đầu từ đâu và sẽ không rơi vào trạng thái mông lung không biết phải làm gì trước tiên.

Hầu hết mọi người không thể thực hiện hết những điều mình muốn vì không rõ mục tiêu của mình là gì. Do vậy thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết càng dễ dàng để bạn đạt được những điều mong muốn.

2 Có động lực để phấn đấu phát triển

Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực để hành động và nỗ lực hơn. Ví du như việc bạn muốn trở thành Trưởng thành nhân sự trong 5 năm tới trong doanh nghiệp của bạn. Thì đây sẽ là động lựuc để bạn vẽ ra ké hoạch hành động cho những công việc đầu tiên để hoàn thành mục tiêu đó như việc tham gia các khóa học đài tạo hành chính nhân sự ngắn hạn để nhanh chóng có được kiến thức thực tế nghề cần.

Ngược lại nếu không thiết lập mục tiêu bạn sẽ nghĩ ra muôn vàn lý do để bao biện cho cái phần hồn lười nhác của bạn để nhằm xoa dịu bản thân khi không có đủ động lực để làm một điều nào đó.

3 Có tránh nhiệm hơn trong mọi việc

Khi bạn thiết lập mục tiêu rõ ràng thay vì chỉ nói hai từ “Tôi muốn…” ,nhiệm vụ của bạn là phải hành động sau khi liệt kê rõ ràng các mục tiêu của bản thân. Khi mà bạn đã biết cách đặt ra mục tiêu thì sẽ có nguồn động lực vô hình nào đó khiến cho bạn cảm thấy tội lỗi nếu như không đạt được mục tiêu mà mình đề ra.

Động lực đó sẽ khiến bạn hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân. Bạn cần thiết lập những mục tiêu nhỏ và nhẹ nhàng để rèn luyện dần để tránh việc bị chán nản và không muốn tiếp tục mục tiêu của mình.

4 Luôn giữ sự tập trung để hoàn thành mục tiêu

Các mục tiêu mà bạn đề ra sẽ vạch ra con đường cụ thể để bạn tập trung vào đó. Khi bạn có mục tiêu rõ càng rõ ràng, càng cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra được kế hoạch càng chi tiết để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đó.

Mọi thứ khiến bạn dễ bị phân tâm sẽ dễ dàng được loại bỏ khi bạn có mục tiêu. Con đường nhanh nhất và ngắn nhất để đạt được điều bạn muốn là dành trọn vẹn nguồn sức lực của bản thân và có mục tiêu rõ ràng để giúp bạn có sự tập trung.

III 12 Bước thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu

Để thiết lập mục tiêu không phải thực hiện một cách qua loa mà cần càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt và dưới đây là 12 bước chi tiết giúp bạn dễ dàng thiết lập được mục tiêu:

Bước 1: Xác định chính xác mong muốn của bản thân 

Bước đầu tiên để thiết lập mục tiêu bạn phải xác định được bạn muốn gì, bạn cần lý tưởng hóa những mong muốn và mục tiêu của bạn ra để biến nó thành mục tiêu rồi thực hiện nó.

Bước 2: Đưa lý tưởng từ suy nghĩ ra giấy

Khi bạn đã có mong muốn của chính mình đừng chỉ để nó trong đầu hãy cụ thể nó ra một cách chi tiết và rõ ràng trên giấy khi Thiết lập mục tiêu

Những mục tiêu cần được viết ra giấy một cách cụ thể, chi tiết và có thể đo lường được. Mục tiêu càng rõ ràng thì càng cho thấy bạn là người nghiêm túc trong công việc cũng như trong đời sống. Bạn biết mình cần phải làm gì, cần phải bắt đầu từ đâu để có thể đạt được những mục tiêu của mình.

Bước 3: Xác lập thời hạn cho việc thiết lập mục tiêu

Bất cứ điều gì cũng cần có thời hạn và thiết lập mục tiêu cũng vậy cần có một thời hạn ràng buộc, bạn sẽ có một áp lực rằng mình sẽ phải thực hiện điều này trước thời gian cho phép.

Điều này sẽ khiến bạn tự đốc thúc bản thân phải làm việc nhanh hơn, năng suất hơn để kịp thời hạn mình đã đề ra. Đối với những mục tiêu lớn, bạn có thể chia nhỏ thời hạn ra để tránh chán nản và từ bỏ

Bước 4: Liệt kê những trở ngại

Sau khi lên danh sách mục tiêu cần phải làm, bạn cần phải liệt kê những trở ngại trước mắt để vượt qua nó.

Luôn luôn tồn tại một yếu tố hạn chế hay sự ràng buộc nhất định mà sẽ quyết định tốc độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Do vậy nếu lên được kế hoạch cho mục tiêu đó thì càng nhanh chóng hoàn thành mũ tiêu

Bước 5: Xác định những kiến thức, thông tin và kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình

Bạn cần biết kỹ năng quan trọng mà bạn yếu kém nhất sẽ quyết định mức thu nhập và sự thành công của bạn.

Bạn cần tập trung vào những kỹ năng còn yếu thay vì cứ tập trung vào những cái khác để có thể hoàn thiện bản thân. Cho dù là kỹ năng gì, bạn hãy viết nó ra và lên kế hoạch để hoàn thiện nó mỗi ngày.

Bước 6: Sự hỗ trợ từ người thứ ba khi cần thiết

Bạn cần xác định và lên danh sách những người có thể giúp đỡ bạn hoặc sẽ làm việc cùng để bạn đạt được mục tiêu của mình.

Trong việc thiết lập mục tiêu người thứ ba rất quan trọng. Gỉa sử lộ trình trưởng thành trưởng phòng nhân sự của bạn cần nhưng người thứ ba đó chính là sự yêu mến, hỗ trợ từ đồng nghiệp của bạn.

Bước 7: Lên kế hoạch hành động

Thiết lập mục tiêu đã có thời gian đã cụ thể, sự hỗ trợ của người thứ ba khi cần thiết đã liệt kê và những khó khăn có thể gặp phải cũng đã nêu rõ điều quan trọng của bạn bây giờ là lê kế hoạch để triển khai thực hiện.

Khi bạn nghĩ ra những kế hoạch mới, những ý tưởng và mục tiêu mới đừng ngần ngại, bạn hãy thêm chúng vào cho đến khi hoàn thành xong danh sách

Bước 8: Biến danh sách thành kế hoạch

Bạn có thể làm điều này bằng cách sắp xếp các bước trong danh sách của mình theo trình tự và ưu tiên

Bước 9: Xây dựng kế hoạch

Sắp xếp danh sách của bạn thành một chuỗi các bước từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành mục tiêu. Có thể xây dựng kế hoạch theo những gợi ý sau:

  • Lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng
  • Lập kế hoạch vào đầu mỗi tháng
  • Lập kế hoạch vào cuối tuần trước đó
  • Lập kế hoạch vào tối ngày hôm trước

Kế hoạch càng chi tiết càng cụ thể bạn càng nhanh chóng và dễ dàng đạt được mục tiêu đã thiết lập

Bước 10: Chọn ra nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất mỗi ngày

Bạn hãy thiết lập ra thứ tự ưu tiên trong danh sách mục tiêu của bạn. Việc nào bạn cảm thấy quan trọng nhất sẽ là số 1 và ưu tiên thực hiện nó, dựa vào tính quan trọng từng mục tiêu của bạn mà hãy tự tìm sự ưu tiên của nó

Bước 11: Tập thói quen tự giác, kỷ luật

Một khi bạn đã xác định được nhiệm vụ quan trọng nhất, bạn cần đưa ra những biện pháp để tập trung toàn tâm nhất cho đến khi nhiệm vụ đó được hoàn thành 100%.

Việc dồn toàn tâm vào công việc sẽ rèn cho bạn tính kỷ luật mà không bị mất phương hướng hay mất tập trung

Bước 12: Thực hành

Hãy lên kế hoạch và hình dũng những điều sắp xảy tới khi thực hiện mục tiêu. Từ đó hãy hình dung sự thành công khi đạt được mục tiêu của mình .

Ngoài ra theo mình , bạn cũng nên tạo những động lực để giúp mình thực hiện những mục tiêu của mình. Ví dụ như tự trao cho mình một phần thưởng mà mình đã thích từ lâu sau khi thực hiện được một số mục tiêu quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn hứng khởi hơn khi thực hiện mục tiêu của mình.

Việc xây dựng mục tiêu hàng ngày của bạn cũng giúp cho bạn trở thành người có trách nhiệm với bản thân mình, không bị rơi vào tình huống mông lung khi bắt đầu một ngày mới không biết phải làm gì.

>>> Chủ đề tương tự:

 Kinh Nghiệm Lựa Chọn Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên

 Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì?

 Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

 Sinh viên cần trang bị gì để tìm được việc

♥ Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh chúc bạn thành công!

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *