Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong thời đại kinh tế thương mại phổ biến toàn cầu như hiện nay thì bản hợp đồng đóng một vai trò không nhỏ trong việc thắt chặt quan hệ giữa các thương nhân, doanh nghiệp, quốc gia với nhau. Tuy nhiên, hợp đồng sẽ có sự khác biệt giữa nội địa và quốc tế.

Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Cùng Sinh Viên TPHCM đi tìm hiểu chi tiết khái hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

1.1. Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu nôm na là các hoạt động kinh doanh, mua bán của cá nhân, doanh nghiệp được thực hiện dưới các hình thức sau: Xuất nhập khẩu, tái xuất, tái nhập, tạm nhập, tạm xuất và chuyển khẩu. Mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải được thực hiện trên cơ sở có hợp đồng mua bán bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hoặc bằng những hình thức khác nhưng có giá trị pháp lý tương đương.

1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán quốc tế được hiểu là một văn bản thỏa thuận giữa các thương nhân có cơ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, trong đó có hai bên bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Bên xuất khẩu có nhiệm vụ chuyển giao hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa cho bên nhập khẩu và nhận tiền thanh toán hàng hóa, còn bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: hợp đồng mua bán dầu khí giữa Nga và các quốc gia Châu Âu, hợp đồng mua bán gạo, cà phê,…

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa, là động sản, tức là những sản phẩm có thể vận chuyển qua biên giới của một nước nào đó.

– Sự khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước được thể hiện ở ngay cái tên gọi của nó.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là loại văn bản thể hiện sự thỏa thuận trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa giữa các thương nhân, doanh nghiệp trong cùng một quốc gia.
  • Còn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là văn bản thể hiện sự thỏa thuận về việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, doanh nghiệp giữa các nước khác nhau.

Tức là nó có sự khác biệt cơ bản về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, phương thức thanh toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, luật điều chỉnh quan hệ mua bán,…

Tham khảo thêm: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Quy trình mua hàng quốc tế

Quy trình mua hàng quốc tế

3. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Mẫu)

Đề bài: Soạn các điều khoản: Tên hàng, khối lượng, chất lượng, bao bì, giá, giao hàng, thanh toán, bất khả kháng, khiếu nại, trọng tài, Luật áp dụng trong hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam cho Philippin

Biết: Đơn giá: 800USD/ tấn; Khối lượng: 2.000 tấn; Giao hàng vào tháng 01/2023 theo điều kiện FOB cảng Việt Nam

Gợi ý:

1. Điều khoản tên hàng:

Gạo Tám 5% tấm đã đánh bóng, miền Bắc Việt Nam, vụ mùa 2021-2022

Lưu ý: Đối với nông sản nên quy định tên hàng kèm quy cách chính, thời gian sản xuất, xuất xứ.

2. Điều khoản khối lượng:

2000 MT +-5% người mua lựa chọn dung sai. giá dung sai theo đơn giá của hợp đồng.

Lưu ý:

  • Đơn vị tính khối lượng phải ghi rõ theo hệ đo lường nào, không được ghi là “tấn” chung chung.
  • Phải quy định dung sai và giá dung sai rõ ràng
  • Phải quy định ai lựa chọn dung sai. Thường người thuê tàu sẽ chọn dung sai (nếu giao CIF nên quy định người bán lựa chọn dung sai)

Khóa Học Purchasing Ở Đâu Tốt Nhất [Kinh Nghiệm Lựa Chọn Khóa Học]

3.2. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng tiếng Anh

4. Những LƯU Ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xác định chủ thể ký kết hợp đồng: Theo luật pháp quốc tế quy định, chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là một pháp nhân hoặc một cá nhân. Tư cách chủ thể của các đối tượng này buộc phải tuân theo luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

Vấn đề xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Một cá nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân khác hoặc tự mình đi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được. Tuy nhiên nếu là một pháp nhân thì không thể đi một mình mà phải có người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó đi thực hiện hành vi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Để hợp đồng không bị vô hiệu thì cần xác định rõ cá nhân đi ký kết hợp đồng có thẩm quyền hoặc ủy quyền cho người khác đi thực hiện hành vi này hay không (thông qua Điều lệ công ty hoặc giấy ủy quyền.).

Thẩm quyền ký kết hợp đồng không được trùng với thẩm quyền ký kết điều khoản trọng tài. Mục đích của điều khoản trọng tài là chọn ra cơ quan giải quyết tranh chấp. Cho nên, nếu đôi bên có thỏa thuận, quy định về điều khoản trọng tài thì cũng phải xác định rõ người ký hợp đồng có được ủy quyền ký kết điều khoản này hoặc là có thẩm quyền ký kết điều khoản hay không.

Về hình thức của hợp đồng: đây cũng là một vấn đề đáng được lưu ý, theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam 2015 thì hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết bằng văn bản chính thức phù hợp với quy định của pháp luật hoặc bằng một hình thức khác nhưng có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, nên sử dụng hình thức văn bản vì nó thể hiện nội dung chi tiết, rõ ràng và cũng tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này (nếu có).

Về việc chọn luật áp dụng: Bên cạnh việc ghi rõ luật áp dụng thì điều khoản Incoterms cũng quan trọng không kém, đây cũng là vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp. Các bên thường không xác định được nên chọn Incoterms năm nào hoặc ghi tên cảng nào. Thực tế cho thấy thường thì trọng tài sẽ chọn Incoterms năm gần nhất trong trường hợp đôi bên không ghi rõ trong hợp đồng.

5. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu đơn giản là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột xung quanh việc không tuân thủ thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng của các thương nhân tại các quốc gia khác nhau.

Lý do chủ yếu thường là tranh chấp trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Hoặc đơn giản hơn đó là tranh chấp từ nội dung hợp đồng ví dụ như giải thích từ ngữ, thực hiện thay đổi, sửa đổi, bổ sung,…

6. Bài tập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trên đây là tất tần tật thông tin về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà Sinh Viên TPHCM muốn chia sẻ cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn nhiều sức khỏe, vui vẻ, thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *